04:09 07/12/2018

Không gian trường học lớn nhất Việt Nam

Danh mục : Thư viện ảnh 654 0

Với diện tích gần 200 ha, Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện là trường rộng nhất Việt Nam, với rất nhiều khoa ngành đào tạo như: Chăn nuôi, Công nghệ sinh học, Nông học, Quản lý đất đai, Thú y, Thủy sản…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam nằm ở thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm, Hà Nội), được thành lập từ năm 1956 với tên gọi Đại học Nông Lâm

Là trường trọng điểm quốc gia, Học viện Nông nghiệp có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao công nghệ và phục vụ xã hội.

Ban đầu trường chỉ có 3 khoa, đến nay đã phát triển thành 15 khoa đạo tạo chuyên sâu về các ngành mũi nhọn, như: Chăn nuôi, Công nghệ sinh học, Nông học, Quản lý đất đai, Thú y, Thủy sản… Ngoài ra còn có gần 20 trung tâm, viện nghiên cứu. Trong ảnh là khu ký túc xá với nhiều tòa nhà cao tầng xây kiểu chung cư, tọa lạc trong khuôn viên rộng rãi thoáng mát.

Khuôn viên trung tâm của trường vây kín bởi 4 hồ sen rộng với nhiều màu hoa

Khoa Quản lý Đất đai vây quanh bởi cây xanh với những đường dẫn bằng bê tông sạch sẽ, khuôn viên diện tích đủ rộng để học viên thực hành tại chỗ.

Vỉa hè cho người đi bộ và hệ thống cây xanh tạo tán rộng cũng như thảm thực vật xanh giúp không khí được điều hòa.

Khu nuôi trồng thủy sản của khoa Thủy sản. Mới được thành lập từ tháng 3/2015, khoa Thủy sản có 3 bộ môn: Nuôi trồng thủy sản; Môi trường và bệnh thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản.

Khu thể dục thể thao gồm: Sân vận động lớn, nhà thi đấu, nhà tập gym, sân bóng đá nhân tạo…

Một tiết học trong phòng thí nghiệm của môn Thú y cộng đồng

thuộc Khoa Thú y giúp sinh viên trải nghiệm thực tế.

Khoa Nông học có tuổi đời lâu năm nhất (thành lập 1956) với nhiều môn học kết hợp mô hình nuôi cấy và nhân giống cây trồng, hoa, quả, cây thuốc, cây công nghiệp…

Khoa này nổi bật với 40 phòng làm việc, vườn thực vật rộng 3 ha, vườn tiêu bản rộng 1,1 ha, khu thí nghiệm đồng ruộng 4,3 ha, 11 nhà lưới với diện tích mặt bằng trên 2.000 m2…

Khoa Thủy sản đã nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chạch sông, ếch đồng, kỹ thuật chẩn đoán, phòng trị bệnh một số loài tôm cá…

 

Bài viết liên quan

Bình luận